Site Map

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Đạp xe hàng ngày để giảm cân

Đi xe đạp không những tiết kiệm được chi phí, bảo vệ môi trường, tăng cường sức khỏe…mà đặc biệt còn có tác dụng giảm cân và làm săn chắc cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi bạn tập thể dục dùng chân đạp theo vòng tròn của bánh xe sẽ có khả năng đốt 500 calorie mỗi giờ. Ngoài ra nó còn tăng cường khả năng dẻo dai, phát triển cơ bắp của chân, cánh tay và mông.

http://giamcan.biz/the-duc-giam-can/



Đi xe đạp giải phóng nhiều năng lượng. Đạp xe ở tốc độ trung bình đốt cháy 300 đến 600 calo mỗi giờ. Đạp xe liên tục với vận tốc đều (12 dặm 1 giờ) đốt cháy 500 hoặc 600 kilô calo mỗi giờ. Và sau khoảng nửa tiếng, bạn bắt đầu sử dụng đến lượng mỡ dự trữ.
Đạp xe giảm béo
Đạp xe đạp làm săn chắc cả cơ thể bạn. Đạp xe làm săn chắc bắp chân, đùi, mông và cũng có tác động đến lưng, cánh tay, hông và vùng bụng, đặc biệt là hai bên lườn, khi bạn nắm chặt ghi đông xe.
Đạp xe giúp thư giãn. Bạn tránh được cảnh kẹt xe, bạn hít thở không khí trong lành, bạn tiết kiệm được thời gian (và tiền bạc) và bạn tiết ra endorphin, hormone hạnh phúc.
Dap xe giam can
Người đạp xe vận tốc 20km/giờ tiêu hao năng lượng bằng với người đi bộ 5km/giờ. Do đó đạp xe là sự kết hợp lý tưởng giữa tập luyện thân thể và di chuyển, đặc biệt thích hợp cho những người muốn phòng ngừa tăng cân hay có nghề nghiệp ít vận động như “dân” văn phòng… Thời gian dành cho bài thể dục buổi sáng này chỉ nên giới hạn trong 30-45 phút, tương ứng với lộ trình dưới 10km, hai lần đi về mỗi ngày như vậy sẽ giúp tiêu thụ khoảng 500cal.


 
Để bảo đảm sức khỏe chúng ta nên chú ý đến nhiệt độ và nước uống. Trước khi đạp xe 20 phút nên uống 200ml nước, và mang theo chai nước nhấp từng ngụm nhỏ cách mỗi 15 phút sẽ sảng khoái hơn. Nhiệt độ môi trường quá cao làm cơ thể nhanh chóng mất nước, vì vậy cần hạn chế đạp xe khi trời quá nóng trên 40OC.
Giam can bang dap xe
Tư thế đạp xe cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu quả giảm cân của bạn, bạn cần chú ý nhé! Tư thế ngồi cúi khom đổ dồn trọng lượng lên tay lái có thể gây đau cổ, tê lan từ vai xuống tay, đau cổ tay, đau thắt lưng. Khi đó nên điều chỉnh nâng cao tay lái, ngồi thẳng lưng cao lên. Một số người có thể bị tức ngực, thở dốc do hô hấp không hiệu quả, hơi thở ngắn, dồn dập làm quá tải cơ liên sườn. Chỉ cần đạp chậm lại, hít thở sâu bằng cơ bụng sẽ bớt mệt ngay.


 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét